Mật ong từ lâu đã được khoa học chứng minh tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, loại 'thần dược' này có thể biến thành thuốc độc gây nguy hại sức khỏe.
 Không uống mật ong vào sáng sớm

Buổi sáng, khi chúng ta mới tỉnh dậy, uống mật ong ngay sẽ khiến cơ thể không kịp hấp thụ, mặc dù không nguy hại sức khỏe, tuy nhiên thói quen này khiến mật ong mất tác dụng. Đồng thời, việc uống mật ong ngay sau khi ngủ dậy cũng khiến quá trình trao đổi chất cũng như đào thải độc tố bị chậm lại. Lời khuyên tốt nhất trong trường hợp này là bạn nên uống một cốc nước mát, đây là cách làm sạch cơ thể hiệu quả nhất vào sáng sớm. Sau đó, nếu muốn bổ sung mật ong, có thể ăn lẫn với bánh mì hoặc chế biến theo nhiều cách khác tùy thích. Lúc này, việc hấp thụ sẽ có lợi hơn rất nhiều.

Không uống mật ong vào ban đêm

Mật ong chứa rất nhiều đường, một số người do không biết sử dụng đúng cách nên thường uống mật ong vào buổi tối. Tuy nhiên, việc bổ sung mật ong vào ban đêm trước khi đi ngủ là rất có hại, bởi lúc này mật ong sẽ tham gia vào quá trình chuyển đổi chất béo, kéo theo hậu quả là bạn có thể bị tăng cân ngoài ý muốn.

Lời khuyên: Bạn nên bổ sung một cốc nước ấm khoảng 30 phút trước khi đi ngủ, thói quen này sẽ giúp cân bằng độ ẩm cũng như thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
mat onhg

Không nấu mật ong ở nhiệt độ cao

Trong mật ong có chứa 65-80% glucose và fructose, cũng như nhiều loại enzym, vitamin, khoáng chất. Khi pha mật ong, tuyệt đối không vượt ngưỡng 60oC. Đun mật ong ở nhiệt độ cao sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng, làm mất màu sắc và hương vị thơm ngon tự nhiên.

Nhiệt độ nước khi pha mật ong quyết định tới khả năng chữa bệnh của loại thực phẩm này. Nếu pha đúng cách, mật ong sẽ giúp giải độc, chữa nhiều bệnh nguy hiểm, cân bằng độ ẩm, cải thiện hệ tiêu hóa...

Không uống quá 100ml mỗi ngày

Mật ong rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn uống càng nhiều càng tốt. Lượng phù hợp nhất là khoảng 100ml mỗi ngày. Theo các chuyên gia, uống quá nhiều mật ong trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới lượng đường trong máu, từ đó dễ sinh bệnh tiểu đường.

Uống mật ong khi đói

Đây là một trong những điều cấm kỵ khi sử dụng mật ong, uống mật ong khi đói sẽ kích thích tăng tiết acid trong dạ dày, gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Thói quen này nếu duy trì lâu dài có thể dẫn tới viêm loét dạ dày.

Không uống mật ong bằng cốc kim loại

Mật ong có tính axit, vậy nên tốt nhất không sử dụng mật ong bằng cốc kim loại để tránh những phản ứng hóa học. Theo các chuyên gia, mật ong là một loai chất lỏng có tính axit yếu, tuy vậy, cũng có thể gây kết tủa khi tiếp xúc với sắt, chì, kẽm, nhôm... qua phản ứng oxy hóa kim loại. Khi đó, mật ong có thể chuyển sang màu nâu đen, chất dinh dưỡng bị mất đi, thậm chí có thể gây ngộ độc cho người uống với các dấu hiệu như buồn nôn, mệt mỏi...


Ai không được sử dụng mật ong?

Trẻ dưới 1 tuổi:  Mật ong có thể chứa vi khuẩn Clostridium botulinum gây ngộ độc cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi. Các dấu hiệu ngộ độc thường xảy ra trong khoảng từ 8 đến 36 giờ sau khi ăn mật ong hoặc các loại đồ ăn có thành phần mật ong. Triệu chứng bao gồm táo bón, mệt mỏi, chán ăn. Mặc dù nguy cơ ngộ độc không cao, tuy nhiên, các bác sĩ vẫn cảnh giác phụ huynh tuyệt đối không nên cho trẻ sơ sinh sử dụng mật ong.

Bệnh nhân tiểu đường: Mật ong có chứa một lượng đường khá lớn, vậy nên khi bổ sung mật ong sẽ ảnh hưởng tới lượng đường trong máu, điều này không tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Bệnh xơ gan: Những người mắc xơ gan không nên sử dụng mật ong. Thông thường, đối với bệnh nhân mắc viêm gan B, vẫn có thể sử dụng mật ong mà không lo ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Nhưng đối với bệnh nhân xơ gan thì không, bởi mật ong sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nguy hiểm hơn.

<nguồn:tintuc.vn>

Post a Comment Blogger

Bạn có nhận xét mới!

 
Thế Giới Tinh Dầu © 2013. All Rights Reserved. Shared by WpCoderX
Top